Một vài bí quyết ghi nhớ chữ Hán hiệu quả đã được các bạn chia sẻ rất nhiều. Cùng Tiếng Trung TIMES VN điểm qua nhé!
1 Tập viết chữ Hán
Trong thời gian đầu mới bắt đầu học, các bạn nên tập viết từ mới tiếng Trung hàng ngày. Bạn có để đặt mục tiêu theo tuần, ví dụ mỗi tuần học 10 từ mới. Vậy tất cả các ngày trong tuần đó bạn phải tập viết lặp đi lặp lại 10 từ mới đó. Dần dần, vốn từ của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Biện pháp này còn có ích ở chỗ nó giúp bạn có cơ hội tập để viết chữ Hán thật đẹp.
2 Tạo flashcard – thẻ nhớ từ
Việc tạo flashcard có hiểu quả đối với việc học từ mới của mọi loại ngôn ngữ. Bạn có thể tự tạo flashcard tiếng Trung bằng cách ghi từ mới chữ Hán, phiên âm cùng nghĩa của từ lên giấy nhớ rồi mang tập giấy nhớ đó theo bên mình. Những lúc rảnh rỗi, bạn lấy những flashcard đó ra xem lại để kiểm tra và ôn tập từ mới tiếng Trung. Ngoài ra, khi bạn học từ vưng về các vật dụng trong gia đình, bạn có thể dán thẻ nhớ từ lên những đồ vật tương ứng. Như thế, mỗi lần bạn nhìn thấy lại là một lần bạn ôn tập từ mới đó.
3 Học từ mới qua phim ảnh, tiểu thuyết tiếng Trung
Hiện tại hẳn có không ít bạn đọc truyện hoặc xem phim tiếng Trung. Thay vì xem phim phụ đề hoặc thuyết minh, đọc bản dịch sẵn của truyện, thử thách khả năng tiếng Trung của mình bằng việc xem phim đọc truyện thuần tiếng Trung? Việc gắn liền niềm yêu thích phim ảnh, tiểu thuyết với việc học ngoại ngữ sẽ tạo cho bạn một động lực to lớn để học từ mới. Hiện nay các phim tiếng Trung đều có phụ đề chữ Hán. Vậy khi xem phim bạn hãy nhanh tay note những từ mới lại và học chúng.
4 Học chữ Hán qua phương pháp chiết tự
Nếu 3 phương pháp trên là những phương pháp thông dụng có thể áp dụng trong việc học từ mới đối với mọi loại ngôn ngữ, thì biện pháp thứ 4 này – phương pháp chiết tự là phương pháp riêng đặc biệt của chữ Hán.
Bản chất của chữ Hán là sự kết hợp của các nét, các bộ thủ. “Chiết tự” ở đây có nghĩa là phân tích chữ Hán thành nhiều bộ phận, qua đó giải thích nghĩa của từ. Khi chiết tự, người ta thường chia chữ Hán ra thành những nét, những bộ thủ tiếng Trung hoặc những chữ Hán đơn giản, dễ nhớ. Vì vậy, nếu nhớ được ý nghĩa và thành phần các bộ, bạn sẽ nhớ được cách viết chữ Hán kể cả những chữ khó nhất.
VD:
– Chữ 安 (Ān) An: An toàn.
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che.
Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
– Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng
Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.
Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn đã đủ yếu tố để học giỏi tiếng Trung rồi đó.